Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố (số 159 đường Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: chuyên viên nhận, lập và giao biên nhận cho người nộp hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: chuyên viên trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho người nộp hồ sơ.Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố xử lý và cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của người sử dụng lao động. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4:Người sử dụng lao động nước ngoài căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố nhận kết quả.
4.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính đối chiếu các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài. Nếu giấy tờ của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm:
4.2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Giấy phép lao động (Theo Mẫu số 8).
- Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời cho người sử dụng lao động (Theo Mẫu số 11).
Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.§ Bộ luật Lao động, ngày 18/6/2012 (có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2013);
§ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội (có hiệu kể từ ngày 01/01/2017);
§ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật phí và lệ phí (có hiệu kể từ ngày 01/01/2017).
§ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày ngày 01/4/2016).
§ Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày ngày 12/12/2016).
§ Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017).