Người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài. Tôi muốn đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng cá nhân. Thủ tục, trình tự giải quyết hồ sơ như thế nào? (Nguyễn Thanh Lệ, quận 5, TP. Hồ Chí Minh)

Trả lời: Theo Nghị định 81/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc và Thông tư số 22/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành nghị định này, thì hồ sơ hợp lệ để giải quyết đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng cá nhân gồm: hợp đồng ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động; văn bản của nước mà người lao động xin vào làm việc về việc cho phép người lao động được nhập cảnh; đơn đăng ký đi làm việc ở nước ngoài có xác nhận của UBND cấp xã - nơi cư trú hoặc đơn vị quản lý trực tiếp (theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM, số 159 Pasteur, phường 6, quận 3, TP. HCM. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không có ý kiến khác thì người lao động có quyền làm thủ tục xuất cảnh.

BHXH, BH Y Tế. Doanh nghiệp họat động 2 năm nay, nhưng chưa làm thủ tục đăng ký nội quy lao động. Xin Quý sở vui lòng hướng dẫn tôi thủ tục làm như thế nào, biểu mẫu để sọan thảo nội quy lao động và các thủ tục kế tiếp. Thủ tục sau khi ký kết Hợp đồng lao động với người lao động tại công ty. Về vấn đề BHXH, BH y tế... Xin Quý sở vui lòng hướng dẫn!

Trả lời: Về trình tự xây dựng và đăng ký nội quy lao động, công ty có thể tham khảo các Điều 82, Điều 83 chương VIII Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002; Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; Nghị định số 33/2003/NĐ – CP ngày 02/04/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995; Thông tư số 19/2003/NĐ – CP ngày 22/09/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ – CP ngày 02/04/2003. 

Về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội và các lĩnh vực khác về lao động, công ty có thể tham khảo trong các chương cụ thể của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, công ty có thể liên hệ Phòng Lao động – TBXH quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở chính để được hướng dẫn cụ thể.

Giúp đỡ và dành lại quyền cho Người lao động. Hiện nay tôi đang làm việc tại một công ty thiết kế kiến trúc, có vốn đầu tư 100% nước ngoài. Đến hiện nay, công ty chưa ký hợp đồng lao động và đăng ký bảo hiểm xã hội cho bất kỳ nhân viên nào trong công ty. Tuy nhiên, công ty hứa sẽ ký hợp đồng lao động và đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên, đồng thời hiện giờ tôi đang mang thai được hơn 6 tháng. Nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng dù đã được hứa hẹn sẽ ký và kéo dài từ tháng 10 năm 2005 cho đến nay. Trong thời gian này, ban giám đốc công ty muốn cho tôi nghỉ việc không ăn lương. Xin hỏi quý Sở, như vậy một công ty có quyền cho một nhân viên đang trong thời gian mang thai nghỉ không ăn lương cho đến ngày sanh có đúng luật không(hoặc cho nghỉ việc)?Tôi muốn gởi đơn đến quý Sở để được giúp đỡ và dành lại quyền cho Người lao động có được hay không? Mong quý Sở giúp đỡ. Nguyễn Phạm Thy Hằng

Trả lời: Việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện đúng theo Điều 2, 3, 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành môt số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động”. Trường hợp, công ty không ký kết hợp đồng lao động, không mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động là vi phạm pháp luật lao động.

Chế độ thai sản cho người lao động được quy định tại phần II, chương II Điều lệ Bảo hiểm Xã hội (ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ). Trường hợp công ty cho người lao động nghỉ việc trong thời gian mang thai là vi phạm pháp luật lao động được quy định tại khoản 3 điều 111 Bộ Luật Lao động.

Ông (bà) có thể gởi đơn đến Hội đồng hòa giải cơ sở tại công ty hoặc hòa giải viên lao động quận-huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để giải quyết.

Trân trọng.

Trả lương cho người lao động. Kinh gui quy so ! Cong ty chung toi xin nho quy so giai thich gup mot viec nhu sau: Hien nay chung toi dang thuc hien tra luong cho nguoi lao dong bao gom luong co ban + cac khoan phu cap + 15% BHXH (cua nguoi SD lao dong phai nop cho nguoi lao dong). Voi ly do nguoi lao dong khong muan dong BHXH. Vay viec tra luong cua chung toi nhu vay co dung khong? Don vi chung toi rat mong duoc quy so huong dan.

Trả lời: Theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ – CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn là đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trường hợp của ông ( bà )nêu chỉ được áp dụng  đối với “ Hợp đồng lao động ký với người đã nghỉ hưu đang hưởng bảo hiểm xã hội  hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng, thì ngoài tiền lương theo cấp bậc công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán các khoản sau :

- Bảo hiểm xã hội = 15%

- Bảo hiểm y tế = 2%

- Nghỉ hàng năm = 4%

- Riêng tiền tàu xe đ lại nghỉ phép do hai bên thỏa thuận không thấp hơn 9%” .

Xin lưu ý : Đối với những trường hợp thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không thực hiện chế độ BHXH  là vi phạm pháp luật lao động, hành vi vi phạm này được xử lý theo quy định điểm 2 Điều 18 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Chương trình EPS. Tôi đã hoàn tất chương trình ĐH tại ĐH DL Văn Hiến, nhưng chưa được cấp bằng do còn nợ môn , nay tôi muốn đi hợp tác lao động ở Hàn Quốc theo diện LĐPT , toi muốn tìm hiểu về chương trình EPS , cần phải có những điều kiện nào để được tham gia chương trình này ?

Trả lời: Tiêu chuẩn đối với người lao động được làm hồ sơ dự tuyển đi làm việc theo luật cấp phép mới của Hàn quốc được qui định tại văn bản số 600/QLLĐNN-TTLĐNN ngày 5/6/2006 của Cục Quản lý Lao động ngoài nước :

-    Tuổi từ  đủ 18 đến dưới 39

-    Không có tiền án tiền sự

-    Không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh

-    Chưa vi phạm các qui định pháp luật của Hàn quốc dẫn đến bị cấm nhập cảnh Hàn quốc

-    Đã được kiểm tra và kết luận đủ sức khoẻ tại một trong các bệnh viện được công nhận có đủ điều kiện khám sức khoẻ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài (theo qui định tại Thông tư số 10/2004/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC ngày 16/12/2004 của liên tịch Bộ Y tế – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

-    Đăng ký kiểm tra tiếng Hàn tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội (đạt điểm chuẩn theo qui định)

-    Có chứng minh thư nhân dân và hộ chiếu còn thời hạn từ 1 năm trở lên

Mọi thông tin chi tiết khác đề nghị anh/chị liên hệ số điện thoại 8.295.900 hoặc tìm hiểu thông tin trên trang Web : http://www.klpt.org/

Đóng BHXH. Cty chung toi moi duoc thanh lap thang 6/2006 , dang chuan bi di vao hoat dong . Toi xin hoi la moi thang chung toi tro cap cho nhan vien moi nguoi la 350.000d ( khong co luong ) thi co phai dong BHXH hay khong ? Vi nhung nhan vien nay lam viec huong theo hoa hong tren doanh so ban ra . Mong Quy vi tu van cho chung toi duoc ro . Cam on !

Trả lời: Theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ – CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn là đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đối chiếu quy định nêu trên, nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạnlà đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hướng dẫn mức lương đóng BHXH. Công ty chúng tôi chuyển đổi từ DNNN thành Công ty Cổ phần. Chúng tôi đã xây dựng thang bảng lương và đăng ký với Sở LĐTBXH và được Quý sở chấp thuận theo thông báo số: 2094/TB SLĐTBXH LĐ ngày 19/4/2006; phương pháp xây dựng là vận dung thang bảng lương NN quy định, mức lương tối thiểu áp dụng theo nghị định 118/NĐCP 350.000đ ( Giám đốc 2 bậc, bậc 1 hệ số 6.64 mức lương đóng BH 2.324.000đ, bậc 2 hệ số 6.97 mức lương đóng BH 2.439.500đ; Phó GĐ 2 bậc, bậc 1 hệ số 5.89 mức lương đóng BH 2.093.000đ, bậc 2 hệ số 6.31 mức lương đóng BH 2.208.500đ; Trưởng phòng 6 bậc bậc 1 hệ số 4.00 mức lương đóng BH 1.400.00đ,bậc 2 hệ số 4.33 mức lương đóng BH 1.515.500đ . . .bậc 6 hệ số 5.65 mức lưong đóng BH 1.977.000đ) nhưng khi Công ty đăng ký tham gia BHXH, BHYT đóng theo các hệ số trên thì cơ quan BHXH Thành phố không chấp nhận mà buộc Công ty phải đóng BHXH theo tiền đồng, không được đóng BH theo hệ số. Để sớm có cơ sở tham gia BHXH bảo đảm quyền lợi cho người lao động Công ty đề nghị quý sở xem xét hướng dẫn mức lương đóng BHXH cho Công ty, đồng thời xác định yêu cầu của Cơ quan BHXH là đúng hay sai? ( cơ sở nào để xác định).

Trả lời: Trường hợp công ty nhà nước chuyển sang công ty cổ phần vẫn tiếp tục áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương do Chính phủ quy định đối với công ty nhà nước và  thực hiện đúng việc xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương, xếp hạng doanh nghiệp theo quy định của nhà nước thì khi người lao động nghỉ hưu được lấy mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng để làm cơ sở tính hưởng lương hưu theo quy định tại điểm 5 Mục I Thông tư số 21/2005/TT-BLĐTBXH ngày 09/8/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Nếu công ty đã thực hiện đúng quy định trên nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội không chấp nhận, công ty đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải thích lý do.

Cơ cấu lương. Xin hỏi cơ cấu lương là do tự công ty làm hay theo mẫu quy định của Nhà nước. Công ty tôi là Cty TNHH.

Trả lời: Công ty TNHH là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, việc xây dựng thang lương, bảng lương của công ty do doanh nghiệp xây dựng, đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1, 3, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày31/12/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.

Thang lương, bảng lương của công ty phải được đăng ký với cơ quan lao động tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh Công ty phải đăng ký thang lương, bảng lương tại Phòng Lao động – Thương binh Xã hội Quận, Huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nếu doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động. Doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên, đăng ký thang lương, bảng lương tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, số 159 Pasteur, phường 06, Quận 3.

Thai sản tại doanh nghiệp -Xin cho biết văn bản pháp luật nào qui định, hướng dẫn cụ thể về thai sản tại doanh nghiệp?

Trả lời: Bạn đọc có thể tìm đọc những văn bản sau để tìm hiểu về chế độ thai sản:
- Bộ luật Lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2002 (Chương X);
-Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH Việt Nam;
- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH được ban hành kèm theo NĐ 12/CP;
-Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 01;
-Thông tư số 08/2003/TT-BLĐTBXH ngày 08/4/2003 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Quyền lợi của người lao động khi được cấp thẻ lao động, thẻ đăng ký tìm việc làm. Hiện nay TP. Hồ Chí Minh đang triển khai việc cấp thẻ lao động và thẻ đăng ký tìm việc cho người lao động nhập cư. Xin cho biết quyền lợi của người lao động khi được cấp thẻ lao động, thẻ đăng ký tìm việc làm?

Trả lời: Khi được cấp thẻ lao động và thẻ đăng ký tìm việc làm, người lao động nhập cư được xác nhận về tình trạng nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc, thu nhập và nơi đăng ký tạm trú. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý lao động tạm trú thuận lợi hơn.

Đặc biệt, trong quá trình tìm việc, thẻ đăng ký tìm việc làm sẽ thể hiện một cách minh bạch về nhân thân của lao động nhập cư. Thẻ lao động và sổ lao động được coi như giấy thông hành và là cơ sở để xem xét việc nhập hộ khẩu vào TP. Hồ Chí Minh cho người dân nhập cư.

Nhằm đơn giản hóa thủ tục, trong thời gian tới ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố sẽ phối hợp với phường-xã, tổ chức Đoàn TNCS triển khai việc cấp thẻ lao động và thẻ đăng ký tìm việc làm một cách đại trà cho lao động nhập cư tại nơi họ tạm trú.